Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

Ngôi nhà đất

Ngôi nhà kỳ lạ ở cực Bắc Tổ quốc


Ngoi nha ky la o cuc Bac To quoc
– Ngôi nhà hai tầng kiên cố bằng đất sét có tuổi đời cả trăm năm là kiến trúc độc đáo trong đời sống đồng bào dân tộc Nùng nơi cực Bắc Hà Giang.
Xóm Làn Ma, thị trấn Cốc Pài (huyện Xín Mần – Hà Giang) có ba, bốn nóc nhà quay quần ấm áp. Ba, bốn nóc nhà này nguyên là một gia đình.
Theo sự gia tăng nhân khẩu, người lớn lên, nhà chật đi đã nảy sinh nhu cầu xây cất thêm những ngôi nhà mới.
Điều đặc biệt trong kiến trúc của những ngôi nhà này, đó là những ngôi nhà hai tầng bằng đất trình, lõi phên tre. Hàng trăm năm trôi qua, bức tường dày tới 40cm đã đặc cứng và chai lại như đá. Giữa không gian yên tĩnh và khoáng đạt của núi rừng, nó là nhân chứng của thời gian…
“Thủ lĩnh” của xóm nhỏ quần cư người Nùng là ông Ly Quẩy Chúng, 76 tuổi. Bằng bàn tay lao động, ông đã cùng với con cháu của mình ăn đời ở kiếp với vùng đất nghèo nơi cực Bắc tột cùng của Hà Giang.
Lạc bước vào xóm nhỏ, tưởng như đang đối diện với một cuộc sống chưa từng được biết đến… Bình yên, giản dị mà ấm áp kỳ lạ, nó như muốn phản biện lại những nhu cầu dành cho một cuộc sống quá xa hoa…
Bà Nguyễn Thị Minh Lý – nguyên trưởng Phòng Văn hóa huyện Xín Mần cho biết: nhà đất trình là kiến trúc phổ biến hàng trăm năm của người dân tộc Nùng. Thế nhưng, theo sự biến thiên và giao thoa của các vùng văn hóa, bây giờ, người Nùng cũng đã thay đổi kiến trúc sống của mình.
Chính vì thế, những ngôi nhà tường trình hai tầng nằm ven thị trấn Cốc Pài là những hình ảnh hiếm hoi còn sót lại đến bây giờ…
Kiên Trung

Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên BáiLào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Về phía Bắc, Hà Giang giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Namđịa cấp thị Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mục lục

[sửa] Vị trí địa lý

Hà Giang nằm ở cực Bắc của Việt Nam, tỉnh này có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối.
Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới, chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp.Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông LôThành phố Hà Giang.
Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và ngọn Kiều Liêu Ti (2402m) là cao nhất. Về thực vật, Hà Giang có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu. Động vật có hổ, công, trĩ, tê tê, và nhiều loại loại chim thú khác.

[sửa] Dân số

Dân số tỉnh Hà Giang theo điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009 là 724.537 người[1].
Các dân tộc: Mông (chiếm 32,0 % tổng dân số toàn tỉnh), Tày (23,3 %), Dao (15,1 %), Việt (13,3 %), Nùng (9,9 %)...[1]

[sửa] Hành chính

Tỉnh Hà Giang bao gồm 1 thành phố và 10 huyện:
Tỉnh Hà Giang có 196 đơn vị cấp xã bao gồm 5 phường, 13 thị trấn và 178 xã
Thống kê đến ngày 30/06/2004 Tỉnh Hà Giang số xã/phường/thị trấn: 102; xã: 84, phường: 9, thị trấn: 9
  1. 024. Thành phố Hà Giang 5 phường, 3 xã: Phường Minh Khai, Phường Nguyễn Trãi, Phường Quang Trung, Phường Trần Phú, Phường Ngọc Hà, Xã Phương Thiện, Xã Ngọc Đường, Xã Phương Độ.
  2. 026. Huyện Đồng Văn 2 thị trấn, 17 xã: Thị trấn Đồng Văn, Thị trấn Phó Bảng, Xã Hố Quáng Phìn, Xã Lũng Cú, Xã Lũng Phìn, Xã Lũng Táo, Xã Lũng Thầu, Xã Má Lé, Xã Phố Cáo, Xã Phố Là, Xã Sảng Tủng, Xã Sính Lủng, Xã Sủng Là, Xã Sủng Trái, Xã Tả Lủng, Xã Tả Phìn, Xã Thài Phìn Tủng, Xã Vần Chải, Xã Xà Phìn.
  3. 027. Huyện Mèo Vạc 1 thị trấn, 17 xã: Thị trấn Mèo Vạc, Xã Tả Lủng, Xã Cán Chu Phìn, Xã Giàng Chu Phìn, Xã Khâu Vai, Xã Lũng Chinh, Xã Lũng Pù, Xã Nậm Ban, Xã Niêm Sơn, Xã Pả Vi, Xã Pải Lủng, Xã Sơn Vĩ, Xã Sủng Máng, Xã Sủng Trà, Xã Tả Lủng, Xã Tát Ngà, Xã Thượng Phùng, Xã Xín Cái.
  4. 028. Huyện Yên Minh 1 thị trấn, 17 xã: Thị trấn Yên Minh, Xã Bạch Đích, Xã Đông Minh, Xã Du Già, Xã Du Tiến, Xã Đường Thượng, Xã Hữu Vinh, Xã Lao Và Chải, Xã Lũng Hồ, Xã Mậu Duệ, Xã Mậu Long, Xã Na Khê, Xã Ngam La, Xã Ngọc Long, Xã Phú Lũng, Xã Sủng Thài, Xã Sủng Tráng, Xã Thắng Mố.
  5. 029. Huyện Quản Bạ 1 thị trấn, 12 xã: Thị trấn Tam Sơn, Xã Bát Đại Sơn, Xã Cán Tỷ, Xã Cao Mã Pờ, Xã Đông Hà, Xã Lùng Tám, Xã Nghĩa Thuận, Xã Quản Bạ, Xã Quyết Tiến, Xã Tả Ván, Xã Thái An, Xã Thanh Vân, Xã Tùng Vài.
  6. 030. Huyện Vị Xuyên 2 thị trấn, 21 xã: Thị trấn NT Việt Lâm, Thị trấn Vị Xuyên, Xã Bạch Ngọc, Xã Cao Bồ, Xã Đạo Đức, Xã Lao Chải, Xã Linh Hồ, Xã Minh Tân, Xã Ngọc Linh, Xã Ngọc Minh, Xã Phong Quang, Xã Phương Độ, Xã Phương Thiện, Xã Phương Tiến, Xã Quảng Ngần, Xã Thanh Đức, Xã Thanh Thủy, Xã Thuận Hoà, Xã Thượng Sơn, Xã Trung Thành, Xã Tùng Bá, Xã Việt Lâm, Xã Xín Chải.
  7. 031. Huyện Bắc Mê 1 thị trấn 12 xã: Thị trấn Yên Phú, Xã Đường Âm, Xã Đường Hồng, Xã Giáp Trung, Xã Lạc Nông, Xã Minh Ngọc, Xã Minh Sơn, Xã Phiêng Luông, Xã Phú Nam, Xã Thượng Tân, Xã Yên Cường, Xã Yên Định, Xã Yên Phong.
  8. 032. Huyện Hoàng Su Phì 1 thị trấn, 24 xã: Thị trấn Vinh Quang, Xã Bản Luốc, Xã Bản Máy, Xã Bản Nhùng, Xã Bản Péo, Xã Bản Phùng, Xã Chiến Phố, Xã Đản Ván, Xã Hồ Thầu, Xã Nậm Dịch, Xã Nậm Khòa, Xã Nam Sơn, Xã Nậm Tỵ, Xã Nàng Đôn, Xã Ngàm Đăng Vài, Xã Pố Lồ, Xã Pờ Ly Ngài, Xã Sán Xả Hồ, Xã Tả Sử Choóng, Xã Tân Tiến, Xã Thàng Tín, Xã Thèn Chu Phìn, Xã Thông Nguyên, Xã Tụ Nhân, Xã Túng Sán.
  9. 033. Huyện Xín Mần 1 thị trấn, 18 xã: Thị trấn Cốc Pài, Xã Bản Díu, Xã Bản Ngò, Xã Chế Là, Xã Chí Cà, Xã Cốc Rế, Xã Khuôn Lùng, Xã Nà Chì, Xã Nấm Dẩn, Xã Nàn Ma, Xã Nàn Xỉn, Xã Ngán Chiên, Xã Pà Vầy Sủ, Xã Quảng Nguyên, Xã Tả Nhìu, Xã Thèn Phàng, Xã Thu Tà, Xã Trung Thịnh, Xã Xín Mần.
  10. 034. Huyện Bắc Quang 2 thị trấn, 21 xã: Thị trấn Việt Quang, Thị trấn Vĩnh Tuy, Xã Bằng Hành, Xã Đồng Tâm, Xã Đông Thành, Xã Đồng Tiến, Xã Đồng Yên, Xã Đức Xuân, Xã Hùng An, Xã Hữu Sản, Xã Kim Ngọc, Xã Liên Hiệp, Xã Quang Minh, Xã Tân Lập, Xã Tân Quang, Xã Tân Thành, Xã Thượng Bình, Xã Tiên Kiều, Xã Việt Hồng, Xã Việt Vinh, Xã Vĩnh Hảo, Xã Vĩnh Phúc, Xã Vô Điếm.
  11. 035. Huyện Quang Bình 15 xã: Xã Bản Rịa, Xã Bằng Lang, Xã Hương Sơn, Xã Nà Khương, Xã Tân Bắc, Xã Tân Nam, Xã Tân Trịnh, Xã Tiên Nguyên, Xã Tiên Yên, Xã Vĩ Thượng, Xã Xuân Giang, Xã Xuân Minh, Xã Yên Bình, Xã Yên Hà, Xã Yên Thành.

[sửa] Lịch sử

Đất Hà Giang xưa thuộc bộ Tân Hưng, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Về sau, Hà Giang nằm trong phạm vi thế lực của ba Tộc tướng xứ Thái. Trong giai đoạn Minh thuộc đầu thế kỷ 15, được gọi là huyện Bình Nguyên, đổi thành châu Bình Nguyên từ năm 1473, sau lại đổi tên thành châu Vị Xuyên.
Vào cuối thế kỷ 17, tộc trưởng người Thái dâng đất cho Trung Hoa, đến năm 1728, Trung Hoa trả lại cho Đại Việt một phần đất từ vùng mỏ Tụ Long đến sông Lô. Năm 1895, ranh giới Hà Giang được ấn định lại như trên bản đồ ngày nay.
Trước năm 1975, Hà Giang có các huyện Đồng Văn, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh, Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Thanh ThủyQuản Bạ.

[sửa] Thắng cảnh và Di tích

  • Hang Phương Thiện: cách thành phố Hà Giang 7 km (4,38 dặm) xuôi về phía nam. Đây là nơi có nhiều phong cảnh, nhiều hang động tự nhiên. Các loại quả đặc sản: mận, , cam, táo và các loại chè tuyết san cổ thụ mọc trên độ cao 900 m (2.700 ft).
  • Hang Chui: cách thành phố Hà Giang 7 km (4,38 dặm) về phía nam. Hang ăn sâu vào lòng núi khoảng 100 m (300 ft). Cửa hang hẹp phải lách người mới qua được. Vào trong lòng hang mở rộng, vòm hang cao vút, nhiều nhũ đá rủ xuống đủ mọi hình thù. Đặc biệt hang có nhiều dơi, có dòng suối dâng cao đổ xuống thành thác.
  • Động TiênSuối Tiên: Động cách thành phố Hà Giang 2 km (1.25 dặm). Động có Suối Tiên rất đẹp. Tương truyền xưa, các tiên nữ vẫn thường xuống động này để tắm vào dịp Tết nên được đặt tên là Động Tiên. Nhân dân quanh vùng vẫn thường đến Động Tiên lấy nước và cầu may mắn vào lúc giao thừa.
  • Động Én: Động cách thành phố Hà Giang 60 km (37,5 dặm) thuộc địa phận huyện Yên Minh. Từ thành phố Hà Giang qua cổng trời Quản Bạ, qua những cách rừng thông sẽ tới động Én. Hang động còn mang nhiều nét hoang sơ nhưng đẹp.
  • Đồng Văn - "Cổng Trời": Là một huyện vùng cao biên giới của Hà Giang. Độ cao vùng khoảng 1.000 m (3.000 ft) so với mặt biển, địa hình hầu như chỉ thấy núi đá. Huyện lỵ cách thành phố Hà Giang 146 km (91,25 dặm) giao thông rất khó khăn. 9 trong 19 xã thuộc huyện có đường biên giới với Trung Quốc. Mùa đông nhiệt độ có lúc xuống đến 1 °C, nhưng mùa hè nóng nhất chỉ khoảng 24 °C. Bầu trời hầu như quanh năm mưa và mù nên ở đây người dân có câu: "thấy nhau trong tầm mắt, gặp nhau mất nửa ngày" và "đất không ba bước bằng, trời không ba ngày nắng". Đồng Văn có điểm cực bắc của Việt Nam tại xã Lũng Cú. Người ta nói rằng nếu chưa lên Lũng Cú thì coi như chưa đến Đồng Văn, bởi Lũng Cú là "nóc nhà của Việt Nam" nơi mà "cuối mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời". Đồng Văn nổi tiếng về trái ngon quả ngọt: đào, mận, , táo, hồng... về dược liệu: tam thất, thục địa, hồi, quế... Đồng Văn còn nổi riếng về phong cảnh như núi non, hang động, những rừng hoa đủ sắc màu...
  • Thung lũng Quản Bạ
  • Núi đá Mèo Vạc, đèo Mã Pí Lèng
Núi Đôi (Thị trấn Tam Sơn và xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) Danh thắng Núi Đôi thuộc thị trấn Tam Sơn và xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Cách thành phố Hà Giang 46km về phía Bắc. Khi vượt qua cổng trời Quản Bạ, du khách có dịp dừng chân chiêm ngưỡng Núi Đôi Quản Bạ, với “đôi gò Bồng Đào” do thiên tạo thật cân đối, quyến rũ. Đây thực sự là một cảnh quan karst độc đáo của thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ và của cả khu vực cao nguyên đá Đồng Văn, Mèo Vạc. Cũng bắt đầu từ đây là cánh đồng Quản bạ thấp, phẳng, vì thế càng tạo không gian thoáng đãng cho “đôi gò” nhô cao, bay bổng. Theo đánh giá của các nhà khoa học địa chất thì Núi Đôi được cấu tạo bằng đá Đôlômít. Do quá trình phong hóa đá lăn đồng đều theo sường núi làm lùi dần sườn và hạ thấp dần đỉnh núi. Cuối cùng tạo nên hình nón như hiện nay. Đá Đôlômít bị phong hóa (do quá trình tự vỡ) thành các hạt sạn và cát rất dễ dàng di chuyển theo sườn xuống dưới chân do trọng lực và nước chảy tràn trong mùa mưa. Đặc biệt, còn đóng vai trò trọng trong việc hình thành hình nón của Núi Đôi nói riêng và của các ngọn núi có hình chop nón nói chung là có sự đan xen của các đứt gãy, hướng khác nhau làm đá bị phá hủy dễ dàng hơn. Núi Đôi thuộc kỷ Đệ Tứ - có niên đại cách ngày nay khoảng 1,6 triệu đến 2 triệu năm trở lại đây. Ngoài Núi Đôi ra còn có một mực cao hơn gồm các đồi dạng nón được hình thành theo con đường tương tự nhưng ở giai đoạn cổ hơn, thể hiện rõ nhất là ba ngọn núi đang tồn tại ở khu vực thị trấn Tam Sơn hiện nay. Danh thắng Núi Đôi Quản Bạ xếp hạng quốc gia ngày 16/11/2009.
  • Thành phố Hà Giang: Thành phố Hà Giang là một thành phố đẹp nằm trong một thung lũng, bốn bên là núi, có dòng sông Lô chảy qua thành phố. Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Thành phố có khu di chỉ khảo cổ học Đồi Thông nằm ngay trong lòng thành phố, nơi đây đã tìm thấy hàng ngàn di vật từ thời tiền sử và được xác định là một trong những vùng văn hóa sớm nhất của Việt Nam.
Di tích kiến trúc nghệ thuật phố cổ Đồng Văn (Thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) Từ thành phố Hà Giang ngược lên phía Bắc theo đường quốc lộ 4C (Hà Giang – Đồng Văn) 155km là đến phố cổ. Phố cổ Đồng Văn nằm ở thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Phố cổ phân bố trên diện tích hơn 10.000 km2, bao gồm khu chợ và những ngôi nhà thuộc hai thôn Quyết Tiến và Đồng Tâm. Trước đây, khi chưa hình thành Phố cổ, mảnh đất thung lũng hình lòng chảo này cây cối rậm rạp, nhà cửa dân cư thưa thớt. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với ý đồ của chính quyền đô hô là xây dựng Đồng Văn trở thành một trung tâm giao thương trên vùng cao nguyên đá, cũng thời kỳ này Phố cổ được hình thành và xây dựng. Từ đó đến nay nơi đây vẫn giữ vai trò là một trung tâm buôn bán sầm uất trong khu vực cao nguyên đá Đồng Văn. Nhìn về tổng thể, khu Phố cổ Đồng Văn là sự kết hợp giữa kiến trúc truyền thống của cư dân bẩn địa với kiến trúc của cư dân vùng Hoa Nam (Trung Quốc). Các ngôi nhà cổ với kiến trúc kiểu nhà phòng thủ: trình tường, mái lợp ngói máng truyền thống của địa phương tạo cho toàn bộ khu phố cổ Đồng Văn có nét đẹp riêng, độc đáo. Đến nay, nhiều nhà cổ Đồng Văn tuy mới chỉ ngót khoảng trăm tuổi, song nét rêu phong và sự phong lưu một thời của những dãy nhà cổ còn lưu lại gợi cho ta cảm giác về một góc Phố cổ Đồng Văn xưa. Cũng như các vùng miền đa dân tộc khác, Phố cổ Đồng Văn là khu vực đa sắc màu văn hóa. Người Tày chiếm đa số trong cộng đồng dân cư và có đời sống văn hóa nổi trội so với các dân tộc có số ít dân hơn. Tuy nhiên, mỗi dân tộc nơi đây vẫn bảo lưu được những nét sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc trưng của dân tộc mình. Di tích kiến trúc nghệ thuật Phố cổ Đồng Văn được xếp hạng quố gia ngày 16/11/2009.

  • Dinh Họ Vương: Tại huyện Đồng Văn hiện có một điểm du lịch là dinh họ Vương (Vương Chí Sình) thuộc địa phận xã Sà Phìn. Quy mô của dinh không lớn nhưng đây là một công trình kiến trúc đẹp hiếm có và rất độc đáo của vùng cao nguyên này. Đoạn đường dẫn vào dinh chỉ dốc thoai thoải, được lát bằng những phiến đá lớn vuông vức, phẳng lỳ. Dinh được bao bọc bởi hai vòng tường thành xây bằng đá hộc. Vòng thành ngoài là một bức tường dày khoảng 40 cm, cao khoảng 2 m (6 ft). Vòng thành trong dày và kiên cố hơn vòng thành ngoài. Cả hai vòng thành đều có lỗ châu mai. Giữa hai vòng thành là một dải đất rộng khoảng 50 m (150 ft), trồng toàn trúc. Dinh có ba ngôi nhà sàn. Ngôi nhà chính quay mặt ra cổng thành, hai ngôi nhà phụ song song nhau và vuông góc với ngôi nhà chính. Cả ba ngôi nhà được làm bằng gỗ, từ cột, kèo, sàn, vách, mái đều làm bằng gỗ quý. Ngôi nhà chính là nơi ở của "vua" họ Vương, ở đó hiện vẫn còn bức hoàng phi với bốn chữ "Biên chinh khả phong" được vua Nguyễn ban cho. Hai ngôi nhà kia dành cho những người phục vụ và lính bảo vệ.
Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà Vương (ảnh về Dinh thự Nhà Vương) Dinh thự Nhà Vương thuộc xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, được xếp hạng cấp quốc gia năm 1993. Dinh thự được xây dựng chủ yếu bằng đá xanh, gỗ pơ-mu, ngói đất nung già, các chi tiết được chạm trổ tỉ mỉ, công phu, đẹp mắt với các hình chủ đạo là rồng, phượng, dơi,… tượng trưng cho quyền quý và hưng thịnh. Dinh thự mang vẻ đẹp bề thế, uy nghi với kiến trúc hình chữ “vương”, tọa lạc trên quả đồi hình mai rùa và được bao bọc bởi hai vòng tường thành xây bằng đá hộc có tác dụng vừa làm dinh thự vừa làm pháo đài phòng thủ. Đây là một điển hình về sự giao thoa nghệ thuật kiến trúc của người Mông và người Hán ở khu vực biên giới Việt – Trung. Di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương từng được ví như một hạt ngọc xanh giữa lòng Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn.
  • Chợ tình Khâu Vai: Chợ chỉ họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch tại xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc. Truyện kể rằng, ngày xưa có một đôi trai gái thuộc hai bộ lạc yêu nhau. Người con gái rất xinh đẹp, bộ lạc của cô không muốn cô lấy chồng sang bộ lạc khác; còn bộ lạc bên chàng trai lại muốn cô về làm dâu bộ lạc của mình. Chính vì vậy mà hiềm khích giữa hai bộ lạc xảy ra. Mối thù của hai bộ lạc càng nhân lên khi tình yêu của họ càng thắm thiết. Một ngày kia, khi người con trai đang ngồi với người yêu của mình trên núi thì nhìn thấy cảnh tượng hai bộ lạc đang đánh nhau rất quyết liệt ở phía dưới. Họ biết tình yêu của họ là nguyên nhân chính. Để tránh đổ máu giữa hai bộ lạc, hai người đau đớn quyết định chia tay và hẹn sẽ gặp nhau mỗi năm một lần đúng vào ngày ấy. Địa điểm gặp nhau tại nơi họ vẫn thường hò hẹn - Khâu Vai. Dần sau đó, Khâu Vai trở thành nơi hò hẹn chung cho tất cả những người yêu nhau trong vùng. Chợ Khâu Vai ban đầu họp không có người mua, không có người bán. Khoảng mười năm trở lại đây, do nhu cầu cuộc sống nên ngày chợ họp ngoài việc hò hẹn, gặp gỡ, người ta mang cả hàng hóa đến bán ở chợ. Do vậy đến chợ Khâu Vai, người ta cũng có thể mua, bán, trao đổi những sản vật.
Cách đường quốc lộ số 2, 20 km về phía Đông Nam, cách Thành phố Hà Giang khoảng 60 km về phía Bắc ở tại Xã Bằng Hành, Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang (đã được Nhà nước xếp hạng năm 1996). Năm 1945, thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí: Lê Quảng Ba, Bế Triều, Nam Long cùng đội vũ trang tuyên truyền tiến về tổng Bằng Hành xây dựng lực lượng cách mạng đặt tên là Tiểu Khu Trọng Con. Tiểu Khu Trọng Con là cái nôi của phong trào cách mạng ở Hà Giang. Từ đây phong trào cách mạng được nhân lên, lan rộng khắp các địa bàn của Tỉnh Hà Giang, từ vùng thấp đến các huyện vùng cao, Tiểu khu Trọng Con đã góp phần vào sự thắng lợi của Cách mạng, giải phóng Hà Giang trong thời gian ngắn, đưa nhân dân thoát khỏi cuộc sống kìm kẹp của thực dân Pháp, Phát xít Nhật cùng bè lũ tay sai. Tạo tiền đề cho sự phát triển tốt đẹp của phong trào cách mạng ở Hà Giang trong những thời kỳ lịch sử sau này.
Di tích nằm ở Trung tâm thành phố Hà Giang, nơi đây ngày 27/3/1961 đồng bào các dân tộc Hà Giang đã vinh dự được đón Bác Hồ thăm và nói chuyện thân mật. Di tích Kỳ Đài không những là công trình văn hóa, mà còn là nơi ghi dấu, gìn giữ những kỷ niệm về Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Hà Giang, động viên khích lệ nhân dân Hà Giang làm theo lời Bác Hồ căn dặn, hăng hái tham gia sản xuất, đoàn kết một lòng theo Đảng xây dựng và bảo vệ quê hương Hà Giang ngày càng phát triển. Bia và Chuông chùa Sùng Khánh
  • Di tích lịch sử nghệ thuật chùa Sùng Khánh cách Thành phố Hà Giang 9 km về phía Nam thuộc thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức, Huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang (đã được nhà nước xếp hạng năm 1993). Cách Thị xã Hà Giang 09 km về phía Tây Nam theo trục đường quốc lộ số 2. Chùa nằm trong Thôn Nùng thuộc xã Đạo Đức, địa thế ngôi chùa rất đẹp, phía sau lưng dựa vào dải núi, phía trái có núi hình Rồng Chầu, phía phải có núi hình Hổ Phục, mặt quay về hướng Đông có cánh đồng rộng và dòng suối trong "Thích Bích" chảy qua, xa xa là dòng Sông Lô uốn mình cùng với trục đường quốc lộ số 2. Chùa Sùng Khánh được xây dựng thời Triệu Phong (1356), do thời gian, chùa bị hư hại, đến năm 1989 được nhân dân xây dựng trên nền chùa cũ. Ở đây còn lưu giữ hai di vật: Bia đá thời Trần (1367) ghi lại công lao của người sáng lập ra chùa và một quả Chuông cao 0.90 m, đường k ính 0.67 m, được đúc thời Hậu Lê (1705). Nghệ thuật khắc trên đá, trên Chuông đồng và kỹ thuật đúc Chuông là một bằng cứ nói lên bàn tay tinh sảo của các nghệ nhân vùng biên giới phía Bắc này, và từ đó biết thêm lịch sử phát triển thời Trần và Lê tới tận vùng biên ải Hà Giang.
Chùa Bình Lâm thuộc địa phận thôn Tông Mường xã Phú Linh, Thành phố Hà Giang. Chùa còn có tên gọi chữ Hán là "Bình Lâm Tự". Do thời gian ngôi chùa không còn, nhân dân làm một ngôi nhà bảo vệ và lưu giữ một quả chuông thời Trần được đúc vào tháng 3 năm Ất Mùi (1295) chuông có chiều cao 103 cm, đường kính miệng 65 cm, quai được cấu tạo bởi hai hình rồng, trên chuông có khắc bào Minh bằng chữ Hán gồm 309 chữ năm Bính Thân, niên hiệu Hưng Long thứ 4 (1296). Đây là quả chuông được coi là duy nhất và sớm nhất tìm thấy ở nước ta hiện nay, trên quả chuông ta bắt gặp tiêu bản rồng nổi trên chất liệu đồng (thế kỷ 13). Cùng với quả chuông, tại chùa Bình Lâm còn phát hiện được một số di vật như Tháp đất nung, mái ngói có hoạ tiết hoa chanh....là những nét quen thuộc và tiêu biểu của văn hoá thời Trần. (Hiện di tích đang được hoàn tất hồ sơ đề nghị Nhà nước công nhận). Khu nhà Dòng họ Vương
[Di tích kiến trúc nghệ thuật dòng họ Vương (dân tộc Mông) ở xã Sà Phìn, Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang (đã được nhà nước xếp hạng năm 1993). Đầu thế kỷ XX, Vương Chính Đức được phong làm Bang Tá đã xây dựng khu nhà của mình thành một dinh cơ phú cường và độc đáo để ở và làm việc. Khu nhà được xây dựng theo kiến trúc cổ Trung Hoa (cuối thời Thanh), tổng thể khu chia ba phần chính: Khu tiền dinh, trung dinh và hâu dinh, gồm bốn nhà ngang, sáu nhà dọc, hai tầng với 64 phòng với diện tích sử dụng là 1120 m2. Bao bọc khu nhà là hệ thống tường đá dày từ 0,6 đến 0,9 m; Cao 2,5 đến 3m. Là di tích hiếm có ở vùng miền núi phía Bắc của một dòng họ người Mông ở Hà Giang, với kiến trúc đẹp, những bức phù điêu trạm trổ trên đá được trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ các khung cửa sổ bằng gỗ được trạm trổ khá tinh xảo, mái nhà được lợp bằng ngói máng. Công trình khu nhà dòng họ Nhà Vương là công trình nghệ thuật - Một di sản văn hoá, qua đây chứng tỏ nước ta và Trung Quốc có sự giao lưu kiến trúc trong xây dựng, cảnh quan nơi đây đẹp, mát mẻ, có núi cao đồng rộng thuận lợi cho khách đến tham quan du lịch khi đến với Hà Giang; Khu nhà Dòng họ Vương cách Thành phố Hà Giang 145 km về phía Tây Bắc, cách Trung tâm huyện Đồng Văn 24 km về phía Tây Nam. (Theo sách Hà Giang thành tựu trong công cuộc đổi mới - Báo Đối ngoại Việt Nam 2004)

[sửa] Lễ hội

Hà Giang là nơi có nhiều sản phẩm văn hóa đặc sắc từ truyền thống lâu đời của hơn 20 dân tộc, một địa danh du lịch đáng nhớ bởi cảnh quan thiên nhiên và con người ở đây. Không giống với bất kỳ một nơi du lịch nào ở Việt Nam, đến Hà Giang, du khách có thể thấy được những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hóa độc đáo của đồng bào miền núi, đó là các loại khăn thêu, túi vải, áo váy với các loại hoa văn rực rỡ. Du khách sẽ tham dự những phiên chợ vùng cao đầy thơ mộng.
Lễ mừng nhà mới dân tộc Lô Lô: Lễ mừng nhà mới kéo dài khoảng 2 ngày 2 đêm ở ngôi nhà mới của người dân tộc Lô Lô. Cả bản kéo tới ăn mừng cho ngôi nhà mới. Thầy cúng đi hát, sau đó cùng ăn uống vui chơi, hòa tấu kèn sáo và hát giao duyên nam nữ.
Lễ hội mùa xuân: Đây là lễ hội vui xuân của dân tộc H'mông và dân tộc Dao, thường được tổ chức vào những ngày sau Tết Nguyên Đán và kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Lễ hội mang tính chất tổng hợp mừng công, cầu mưa, cầu con trai. Lễ hội có thi bắn nỏ, hát giao duyên, ném pa páo, uống rượu, mở tiệc đãi khách.

[sửa] Kinh tế

Hà giang là vùng miền núi nên dân số trong tỉnh không đông, đồng bào Kinh chiếm đa số, còn lại là đồng bào các sắc dân Thổ, Mèo, Tày, Dao, Mán, Nùng, GiấyLô Lô. Phần đông đều thờ cúng tổ tiên, thần linh; và đều có những sắc thái văn hóa đặc thù.

Một trang trại ở Hà Giang, tiêu biểu cho mô hình nông-lâm kết hợp.
Cũng vì địa thế toàn rừng núi nên kinh tế Hà Giang tương đối kém phát triển. Lâm sản chính là vài loại gỗ quý như lát hoa, lát da đồng; và các loại gỗ cứng như lim, sến, trai, táu, đinh. Củ nâu, vầu, nứa ở đâu cũng có. Nông sản gồm lúa, ngô, khoai và các loại đậu đỗ. Vùng chân núi Tây Côn Lĩnh trồng nhiều trà. Dân chúng cũng trồng cây ăn trái, mận và lê ở vùng Đồng Văn, Hoàng Su Phì rất nổi tiếng. Nghề nuôi ong lấy mật khá thịnh hành. Rừng Hà Giang có nhiều động vật hoang dã như phượng hoàng, trăn, rắn, công, trĩ...
Khoáng sản có mỏ chì, đồng, thủy ngân và cát trộn vàng. Sông NăngBảo Lạc có các kỹ nghệ lọc vàng nhưng vẫn còn thô sơ, ngoài ra chỉ toàn những tiểu công nghệ sản xuất vật dụng hàng ngày. Nền thương mại Hà Giang chỉ giới hạn ở sự trao đổi lâm sản với miền xuôi và với Trung Quốc.
Các vùng núi thấp như Vị Xuyên, Bắc Quang có kinh tế phát triển hơn vùng núi. Dựa vào sông Lô và lượng mưa lớn, các ngành nông nghiệp ở khu vực này rất phát triển, không kém gì vùng núi trung du. Nơi đây có vùng trồng cam sành nổi tiếng, những cánh đồng phì nhiêu...
Rải rác từ Vĩnh Tuy lên đến Vị Xuyên là các nhà máy sản xuất trà, đặc sản của Hà Giang có trà Shan tuyết cổ thụ (xã Cao Bồ). Đặc điểm trà Shan Tuyết là sạch sẽ, không có thuốc trừ sâu và thuốc kích thích, các nhà máy sản xuất trà hiện nay còn khuyến khích nhân dân trong vùng trồng xen kẽ cây gừng giữa các luống trà. Trà Shan tuyết cổ thụ của Hà Giang thường được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản và một số nước Tây Âu, chưa thịnh hành trong thị trường nội địa như trà Tân Cương - Thái Nguyên.